Kiến trúc Thanh_Dụ_lăng

Tổng thể

Toàn thể kiến trúc của Dụ lăng, theo hướng từ Nam đến Bắc gồm:

  1. Thánh Đức Thần Công bi đình (圣德神功碑亭): bi ký của lăng.
  2. Ngũ Khổng kiều (五孔桥): cây cầu lớn bằng đá có 5 lõm.
  3. Ngũ Tượng sinh (石像生): các tượng hình nhân, hình thú trong lăng mộ Đế vương.
  4. Bài Lâu môn (牌楼门): cổng Tam quan (hoặc Ngũ quan) trước lăng mộ.
  5. Nhất Khổng kiều (一孔桥): cây cầu đá lớn có 1 lõm.
  6. Hạ Mã bài (下马牌): một bi ký, yêu cầu xuống ngựa khi quan viên đến cung điện hoặc Khổng miếu.
  7. Tỉnh đình (井亭): đình Giếng.
  8. Thần Trù khố (神厨库): một kho lương trong lăng tẩm thời Minh-Thanh, chuyên dùng đựng đồ cống phẩm và làm lễ hiến tế.
  9. Đông Tây triều phòng (东西朝房): phòng Đông và Tây, nơi nghỉ ngơi và chuẩn bị đồ vật mỗi khi cúng tế.
  10. Tam lộ Tam khổng kiều (三路三孔桥) và Đông Tây Bình kiều (东西平桥): 3 cây cầu đá 3 lõm cùng cầu bắc hai bên, đây là những kiến trúc tiêu biểu thời Minh-Thanh, dẫn lên chính điện của lăng.
  11. Đông Tây ban phòng (东西班房): phòng trực ban, bên ngoài Đại Hồng môn.
  12. Long Ân điện (隆恩殿): còn gọi "Hưởng điện" (享殿), là nơi thờ bài vị của Đế-Hậu cùng một số các phi tần phụ táng. Đây là kiến trúc trên mặt đất to nhất trong một quần thể lăng thời Thanh. Chỉ có điện thờ dành cho Đế-Hậu gọi là Long Ân điện, còn phi tần chỉ xưng Hưởng điện.
  13. Tam lộ Nhất khổng kiều (三路一孔桥): 3 cây cầu 1 lõm.
  14. Lưu Li Hoa môn (琉璃花门): 3 cổng lưu li dẫn vào khu Minh lâu.
  15. Nhị Trụ môn (二柱门): cửa thần đạo trục chính.
  16. Tế đài ngũ cung (祭台五供): đàn tế bằng đá, có 5 vật.
  17. Phương thành (方城): tòa thành bảo vệ Minh lâu.
  18. Minh lâu (明楼): tòa lầu cao hai tầng mái, trang trí cho phần mộ chính.
  19. Bảo thành (宝城): tòa thành bảo vệ khu Bảo đính.
  20. Bảo đính (宝顶): phần gò mộ, bên dưới có chứa địa cung. Phần bảo đính thường được trồng cây cỏ cao.
  21. Địa cung (地宫): sâu nhất trong lăng, nơi đặt quan tài của Càn Long Đế, Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi, Triết Mẫn Hoàng quý phi cùng Thục Gia Hoàng quý phi. Nơi đây có 7 quan tài, vốn Càn Long Đế chỉ định một sẽ dành cho Na Lạp Hoàng hậu, còn một sẽ dành cho Đế mẫu tương lai, sau sự kiện Na Lạp hoàng hậu, thì còn một quan tài bỏ trống.

Phi viên tẩm

Sơ đồ khu vực Phi viên tẩm

Đây gọi là Dụ lăng Phi viên tẩm (裕陵妃园寝), nơi Càn Long Đế dùng để táng tất cả những hậu phi không thể cùng ông nhập táng tại địa cung trong Dụ lăng. Viên tẩm ở vào phía Tây của Dụ lăng, được kiến tạo vào năm Càn Long thứ 12 (1747), năm thứ 25 (1760) thì đại quy mô tu sửa, đến năm thứ 27 (1762) thì hoàn thành[1].

Ban đầu, nơi này gọi là Phi nha môn (妃衙门), có các Khổng kiều và Bình kiều, thêm Đông Tây sương phòng, Ban phòng, Lưu Li Hoa môn, Hưởng điện, tất cả đều dùng màu đỏ. Năm Càn Long thứ 25 (1760), khi sủng phi của Càn Long Đế là Thuần Huệ Hoàng quý phi qua đời, Hoàng đế không tính cho bà nhập địa cung (có lẽ do bà chỉ là thường dân), nhưng cũng không muốn bà chịu thiệt thòi, vì vậy ông đã cho xây lại Phi viên tẩm, cho hẳn một tòa Minh lâu đồ sộ, tăng thêm Đông Tây phối điện (东西配殿) lên 5 gian cùng Phương thành, công trình chính thức hoàn thành vào năm thứ 27 (1762) và cho nhập táng quan tài của Thuần Huệ Hoàng quý phi vào Minh lâu.

Sau sự kiện của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, Càn Long Đế cho táng thi hài của Hoàng hậu vào Minh lâu cùng với Thuần Huệ Hoàng quý phi. Như vậy, Dụ lăng Phi viên tẩm an táng 1 Hoàng hậu, 2 Hoàng quý phi (Thuần Huệ Hoàng quý phi và Khánh Cung Hoàng quý phi), 5 vị Quý phi, 6 vị Phi, 5 vị Tần, 12 vị Quý nhân cùng 4 vị Thường tại, tổng cộng 36 người.

Từ Đông qua Tây, lấy Minh lâu làm trung tâm, thì theo thứ tự hàng trên dưới, các vị phi tần có vị trí mộ như sau:

Tính từ khi an táng Nghi tần Hoàng thị năm Càn Long thứ 17 (1752) đến khi Tấn phi Phú Sát thị được an táng vào năm Đạo Quang thứ 3 (1823), Phi viên tẩm đã trải qua ra vào an táng suốt 71 năm.